Trường mầm non Chí Minh- Thành phố Chí Linh
Đẩy mạnh việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ
Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI) đang dần trở thành một công cụ đắc lực trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả ngành giáo dục. Việc ứng dụng AI vào công tác chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non không chỉ giúp nâng cao chất lượng giảng dạy mà còn mở ra nhiều cơ hội mới trong việc phát triển toàn diện cho trẻ

Trong nhà trường việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ đã được lựa chọn là một trong những nội dung trọng tâm của buổi sinh hoạt chuyên môn, qua đó giáo viên cùng chia sẻ kinh nghiệm và tìm kiếm những giải pháp sáng tạo để ứng dụng AI hiệu quả hơn trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ, thông qua các các phần mềm như Leonardo.AI, Vidu.Studio, Runway, Canva và CapCut.
Buổi sinh hoạt chuyên môn được tổ chức nhằm: Giúp giáo viên nắm bắt được những xu hướng công nghệ mới, đặc biệt là AI, trong công tác giáo dục. Chia sẻ các kinh nghiệm và phương pháp sử dụng AI để tạo ra những hoạt động học tập sinh động, hấp dẫn và hiệu quả cho trẻ mầm non.
Bên cạnh đó nhà trường thường xuyên triển khai và chỉ đạo trong các tổ
chuyên môn tích cực ứng dụng và sử dụng hiệu quả các phần mềm như:
1.Sử dụng ChatGPT trong thiết kế bài giảng:
Chat GPT là một công cụ mạnh mẽ dựa trên AI (Artificial Intelligence), có thể hỗ trợ giáo viên trong việc tạo nội dung, giải đáp thắc mắc và thậm chí gợi ý các phương pháp giảng dạy mới. Ví dụ:
- Tạo câu hỏi: Giáo viên có thể yêu cầu ChatGPT tạo các câu hỏi trắc nghiệm hoặc bài tập về nhà theo từng chủ đề giảng dạy.
- Soạn thảo bài giảng: ChatGPT có thể giúp soạn thảo các bài giảng chi tiết, bao gồm cả các nội dung phức tạp như Làm quen với toán, Khám khá khoa học xã hội, Văn học, chữ cái, các hoạt động rèn kĩ năng, hoạt động trải nghiệm….
- Giải đáp thắc mắc: ChatGPT có thể đóng vai trò là trợ lý giúp học sinh giải đáp thắc mắc ngoài giờ học, tạo môi trường học tập liên tục.
Hình ảnh minh họa: Tạo nội dung từ ChatGPT cho bài giảng
2. Gemini: Công cụ thiết kế bài giảng thông minh (https://gamma.app/
Gemini là một nền tảng thiết kế bài giảng thông minh, tích hợp AI để tạo ra các
nội dung học tập có chất lượng cao. Giáo viên có thể sử dụnghttps://gamma.app
để tạo ra các bài thuyết trình, bài giảng tương tác nhanh chóng với các công cụ hỗ trợ:
- Tự động đề xuất cấu trúc bài giảng: Gemini có thể gợi ý cho giáo viên các cấu trúc bài giảng hiệu quả.
- Thiết kế slide: Với giao diện dễ sử dụng, giáo viên chỉ cần nhập nội dung và Gemini - Gramma.app sẽ tạo ra các slide bài giảng chuyên nghiệp
Hình ảnh minh họa: Các slide bài giảng được tạo tự động từ Gemini
3. Tạo sách điện tử (E-book) với Heyzine
Nền tảng Heyzine (https://heyzine.com/) cho phép giáo viên thiết kế sách điện tử (E-book) một cách dễ dàng, tiện lợi. Đây là công cụ tuyệt vời để tạo tài liệu tham khảo hoặc bài tập dài kỳ cho học sinh:
- Tích hợp đa phương tiện: Heyzine hỗ trợ việc tích hợp các định dạng như video, âm thanh, và hình ảnh trực tiếp vào sách điện tử.
- Dễ dàng chia sẻ: Sách điện tử có thể được xuất ra nhiều định dạng khác nhau và chia sẻ dễ dàng qua các nền tảng trực tuyến.
Hình ảnh minh họa: Sách điện tử mẫu được tạo từ Heyzine
4. Thiết kế trò chơi giáo dục với Wordwall
Wordwall (https://wordwall.net/vi) là một công cụ tạo trò chơi giáo dục hấp dẫn, giúp học sinh học mà chơi, chơi mà học. Giáo viên có thể dễ dàng tạo ra các trò chơi như:
- Trò chơi ghép từ, trắc nghiệm, hay vòng quay may mắn: Tất cả được tùy chỉnh theo chủ đề và nội dung bài giảng.
- Tạo sự tương tác: Học sinh sẽ hứng thú hơn khi tham gia vào các trò chơi giáo dục trực tuyến, từ đó nâng cao hiệu quả học tập.
Hình ảnh minh họa: (Trò chơi giáo dục được thiết kế trên Wordwall)
Link trò chơi: Vòng Quay kỳ diệu - Vòng quay ngẫu nhiên (wordwall.net)
5. App.leonardo.ai: Ứng dụng AI để tạo hình ảnh minh họa
app.leonardo.ai (https://app.leonardo.ai/) là công cụ AI giúp tạo ra các hình ảnh minh họa sáng tạo, độc đáo từ văn bản mô tả. Giáo viên có thể sử dụng app.leonardo.ai để:
- Tạo hình ảnh minh họa cho bài giảng: Những hình ảnh độc đáo, hấp dẫn sẽ giúp học sinh dễ hiểu và ghi nhớ kiến thức tốt hơn.
- Phát triển tư duy sáng tạo: Giáo viên có thể yêu cầu học sinh tự tạo ra hình ảnh dựa trên trí tưởng tượng của mình qua công cụ app.leonardo.ai
Hình ảnh minh họa: Hình ảnh minh họa từ
6. Capcut: Công cụ thiết kế video học tập
Capcut là phần mềm chuyên nghiệp để thiết kế và biên tập video. Trong trường mầm non, việc sử dụng video giúp trẻ nhỏ dễ dàng tiếp thu kiến thức thông qua hình ảnh động và âm thanh sinh động.
- Tạo video dạy học: Giáo viên có thể sử dụng Capcut để quay và biên tập các video giáo dục với nội dung như học chữ cái, số đếm, kể chuyện, hoặc dạy trẻ các kỹ năng mềm.
- Chèn hiệu ứng, âm thanh: Capcut hỗ trợ chèn thêm hiệu ứng, âm thanh để làm bài giảng trở nên sinh động hơn, giúp trẻ nhỏ tập trung và hứng thú hơn khi học.
7. Ứng dụng Canva
Công cụ thiết kế đồ họa: Canva là công cụ thiết kế trực tuyến dễ sử dụng, giúp giáo viên trong trường mầm non tạo ra các tài liệu học tập hấp dẫn và bắt mắt.
- Thiết kế bảng học chữ cái, số, hình ảnh minh họa: Giáo viên có thể sử dụng Canva để thiết kế các bảng học cho trẻ với màu sắc tươi sáng và hình ảnh minh họa sinh động.
- Tạo slide bài giảng: Canva cung cấp nhiều mẫu slide có sẵn, giúp giáo viên dễ dàng thiết kế bài giảng một cách nhanh chóng, trực quan, và phù hợp với độ tuổi mầm non.
Hình ảnhminh họa: Slide bài giảng, video sử dụng canva
- Tạo sách lật điện tử tương tác bằng phần mềm heyzen. Việc tạo ra học liệu là sách lật giúp trẻ hứng thú tham gia hoạt động, giúp giáo viên giảm tải được thời gian tìm kiếm hay làm tranh truyện thủ công. Để tạo ra những quyển sách điện tử tương tác. Tôi vào trang canva, ở đây có nhiều mẫu sách cho tôi lựa chọn, sau khi thiết kế nội dung, hình ảnh, tôi vào mục chia sẻ tải xuống dạng tệp PDF, Để làm sách tôi vào trang : https://heyzine.com/ . Tôi đăng nhập bằng tài khoản google và upload tài liệu lên trang heyzine. Sau đó cài đặt âm thanh, chèn link, youtube, trò chơi để sách điện tử tương tác khi dạy. Tôi đã thiết kế được một kho sách điện tử.
( Hình ảnh sách điện tử trên phần mềm heyzen)
8. Mã QR: Tạo mã QR cho nội dung giáo dục
Nền tảng MeQR (https://me-qr.com/vi/qr-code-generator) giúp giáo viên dễ dàng tạo mã QR để tích hợp vào bài giảng hoặc các hoạt động học tập, giúp trẻ em khám phá nội dung học tập một cách trực quan.
- Tạo mã QR dẫn đến video, trò chơi giáo dục: Giáo viên có thể tạo mã QR cho các video học tập, trò chơi tương tác, hoặc bài hát mà trẻ có thể quét bằng điện thoại hoặc máy tính bảng để truy cập nhanh chóng.
- Ứng dụng vào các hoạt động ngoại khóa: Trong các buổi học ngoài trời, giáo viên có thể sử dụng mã QR để hướng dẫn trẻ khám phá môi trường xung quanh hoặc hoàn thành các nhiệm vụ tìm kiếm.
Hình ảnh minh họa: Mã QR dẫn đến một video hoặc bài giảng mẫu cho trẻ
Một số video được làm từ các ứng dụng AI để phục vụ dạy học của trường mầm non Chí Minh
9. AIVOICE: Chuyển văn bản thành giọng nói
Alvoice (https://vbb.vn) là công cụ chuyển đổi văn bản thành giọng nói, giúp giáo viên tạo ra các bài đọc, truyện kể hoặc các nội dung học tập bằng âm thanh để trẻ dễ dàng nghe và tiếp thu.
- Tạo truyện kể: Giáo viên có thể nhập các văn bản truyện kể vào Alvoice, và công cụ này sẽ chuyển thành giọng đọc rõ ràng, dễ hiểu cho trẻ. Điều này rất hữu ích khi tổ chức các buổi học kể chuyện hoặc nghe truyện.
- Lồng ghép giọng đọc vào bài giảng: Công cụ giúp giáo viên lồng ghép giọng đọc vào các video dạy học hoặc bài giảng sinh động, giúp trẻ tập trung hơn vào nội dung.
Với sự hỗ trợ của các công cụ AI như ChatGPT, Gemini, Heyzine, Wordwall, và MidJourney, Camtasia, Canva, MeQR, và Alvoice…. việc tổ chức các hoạt động cho trẻ ở trường mầm non mới trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn bao giờ hết. Những công nghệ này không chỉ giúp giáo viên tiết kiệm thời gian trong việc chuẩn bị tài liệu mà còn tăng cường sự tương tác và hứng thú cho các bé mầm non khi tham gia các hoạt động. Công nghệ giúp kết hợp các yếu tố hình ảnh, âm thanh, và tương tác, giúp các bé phát triển kỹ năng tư duy, ngôn ngữ, và sáng tạo từ những năm đầu đời. Buổi sinh hoạt cũng giúp giáo viên nhận thức rõ hơn về lợi ích của AI, đồng thời xác định được những thách thức cần khắc phục, như nâng cao kỹ năng sử dụng công nghệ và tối ưu hóa cơ sở hạ tầng hỗ trợ. Trường mầm non Chí Minh sẽ tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng AI trong các hoạt động chăm sóc và giáo dục, từ đó không chỉ phát triển các kỹ năng công nghệ cho giáo viên mà còn tạo ra môi trường học tập hiện đại và hiệu quả cho trẻ..
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT;
- Hồ sơ chuyên môn;
- Lưu: VT;
KT.HIỆU TRƯỞNG
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Nguyễn Thị Biên Thùy